Loài ong "biến mất" khi nhật thực toàn phần
Trong một nghiên cứu chưa từng có trước đây về ảnh hưởng của nhật thực toàn phần đối với hành vi của loài ong. Các nhà nghiên cứu đã tổ chức tập hợp các nhà khoa học và học sinh tiểu học thiết lập các trạm giám sát âm thanh để theo dõi tiếng động loài ong. Và kết quả đã rõ ràng và nhất quán: Ong ngừng bay trong thời gian diễn ra nhật thực toàn phần trên khắp Hoa Kỳ.
Vào
ngày 21 tháng 8 năm 2017, trong khi hàng triệu người Mỹ đã nghỉ ngơi như thường
lệ để chứng kiến Nhật thực toàn phần, họ có thể không nhận ra một hiện tượng kỳ
lạ đang xảy ra gần đó. Trên tất cả con đường, ong cũng đang nghỉ ngơi.
Trong
một nghiên cứu chưa từng có trước đây về ảnh hưởng của nhật thực toàn phần đối
với hành vi của loài ong. Các nhà nghiên cứu đã tổ chức tập hợp các nhà khoa học
và học sinh tiểu học thiết lập các trạm giám sát âm thanh để theo dõi tiếng động
loài ong trong nhật thực toàn phần 2017 vừa qua. Kết quả được công bố vào ngày
10 tháng 10 trên Annals of the Entomological Society of America. Kết
quả đã rõ ràng và nhất quán trên khắp Hoa Kỳ: Ong ngừng bay trong khi diễn ra
Nhật thực toàn phần.
Cô Candace
Galen, Giáo sư, tiến sĩ khoa học sinh học tại trường đại học Missouri và
là trưởng nhóm nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi dự đoán dựa trên
các tài liệu, hoạt động của ong sẽ giảm khi ánh sáng mờ đi trong nhật thực
và sẽ đạt đến mức tối thiểu. "Nhưng, chúng tôi đã không ngờ rằng sự
thay đổi lại đột ngột như vậy, ong vẫn tiếp tục bay lên sau đó toàn bộ dừng lại
hoàn toàn giống như 'tắt đèn' tại trại hè! Điều đó làm chúng tôi ngạc
nhiên."
Galen
nói nhiều người đã hỏi bà rằng các loài động vật thường làm gì khi diễn ra nhật
thực toàn phần. Vài nghiên cứu chính thức đã từng kiểm tra hành vi của côn
trùng, đặc biệt trong nhật thực, tuy nhiên không ai chú ý đến ong. Galen
và các đồng nghiệp, trong lúc đó đã thử nghiệm thực địa một hệ thống để theo
dõi hoạt động thụ phấn của ong từ xa bằng cách lắng nghe tiếng kêu của chúng
trong các bản ghi âm.
"Nó
có vẻ hoàn toàn phù hợp," Galen nói. "Các micro nhỏ và cảm biến
nhiệt độ có thể được đặt gần hoa nhiều giờ trước khi nhật thực, để chúng tôi tự
do đeo kính yêu thích và tận hưởng chương trình."
Được
tài trợ bởi Hiệp hội Thiên văn học Mỹ, dự án đã thu hút hơn 400 người tham gia
- bao gồm các nhà khoa học, giáo viên, học sinh tiểu học và công chúng - trong
việc thiết lập 16 trạm theo dõi trên toàn bộ con đường ở Oregon, Idaho và
Missouri. Tại mỗi địa điểm, micro USB nhỏ được buộc gần hoa mà ong thụ phấn
ở xa khu vực người và phương tiện giao thông qua lại. Ở một số địa điểm,
còn thu thập dữ liệu về ánh sáng và nhiệt độ. Sau đó, những người tham gia
đã gửi các thiết bị đến phòng thí nghiệm của Galen, nơi các bản ghi được khớp với
thời gian nhật thực từ mỗi địa điểm và phân tích số lượng và thời gian của các
tiếng ong bay. Các bản ghi âm không cho phép phân biệt giữa các loài ong,
nhưng các quan sát của người tham gia cho thấy hầu hết các loài ong được theo
dõi là ong nghệ (chi Bombus) hoặc ong mật (Apis mellifera).
Các địa điểm khảo sát (hình từ bài nghiên cứu) |
Các
dữ liệu cho thấy rằng ong vẫn hoạt động trong pha nhật thực một phần cả trước
và sau pha toàn phần, nhưng về cơ bản ong đã ngừng bay trong giai đoạn nhật thực
toàn phần. (Chỉ một tiếng ong bay được ghi lại trong toàn bộ 16 vị trí
giám sát.)
Ong
thường bay chậm hơn vào lúc hoàng hôn và trở về tổ của chúng vào ban đêm, và do
đó hành vi tương tự được tạo ra bởi nhật thực cung cấp bằng chứng về cách chúng
phản ứng với các dấu hiệu môi trường khi những tín hiệu đó xảy ra bất ngờ.
"Nhật
thực cho chúng tôi cơ hội để hỏi liệu bối cảnh môi trường lạ thường giữa ban
ngày có làm thay đổi phản ứng hành vi của ong đối với ánh sáng mờ
và bóng tối. Như chúng ta đã thấy, bóng tối hoàn toàn gợi ra hành vi tương tự ở
ong, bất kể thời gian hay bối cảnh. Và đó là thông tin mới về nhận thức của
ong," Galen nói.
Nhật
thực toàn phần ở Bắc Mỹ sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 4 năm 2024. Galen
cho biết nhóm của cô đang phát triển phần mềm phân tích âm thanh để phân biệt
hành vi bay lượn của ong khi chúng rời khỏi hay trở về tổ của chúng. Cô hy vọng
sẽ trả lời được câu hỏi liệu ong có trở về tổ khi "ánh sáng tắt" vào
nhật thực toàn phần năm 2024 hay không.
Có
thể sẽ không khó để tìm các nhà khoa học và sinh viên sẵn sàng giúp đỡ một lần
nữa.
"Nhật
thực toàn phần là một thành công tập thể, và đó là niềm vui lớn để thúc đẩy
nghiên cứu ong đến với làn sóng nhiệt tình" Galen nói.
Người
dịch: Nguyễn Đức Toàn
Nguồn
bài viết: https://www.sciencedaily.com/releases/2018/10/181010105542.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét