Sử dụng cá từ không còn nguyên vẹn có thể làm sai lệch kết quả thí nghiệm.
Máy khuấy từ là một loại thiết bị rất thông dụng trong
các phòng thí nghiệm. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng lực từ trường
để khuấy các dung dịch.
Khi sử dụng, bình dung dịch được đặt trên bề mặt máy
khuấy và bên trong bình được đặt một thanh nam châm gọi là cá từ. Máy khuấy từ dùng
lực từ trường để làm quay tròn thanh cá từ, từ đó khuấy đảo dung dịch. Lớp bọc
cá từ có tính trơ, khó bị ăn mòn, thường là Polytetrafloetylen (PTFE) là một chất
có nhiều ứng dụng công nghiệp, điển hình nhất của công thức dựa trên chất này
là Teflon.
Cá từ thường được sử dụng trong nhiều tháng hoặc nhiều
năm. Valentine P. Ananikov và các đồng nghiệp của ông tại Viện Hóa học hữu cơ
Zelinsky ở Moscow đã quét các thanh cá từ bằng kính hiển vi điện tử để nghiên cứu
sự ảnh hưởng trong thời gian dài sử dụng. Họ phát hiện ra rằng các lớp phủ PTFE
đã phát triển các vết nứt, vết lõm và vết trầy xước. Tệ hơn nữa, những hư tổn
đó đã bẫy các nguyên tử kim loại và mang chúng từ thí nghiệm này sang thí nghiệm
khác.
Thường xuyên vệ sinh các thanh cá từ cũng không giúp
ngăn ngừa sự ảnh hưởng. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 60 thanh cá từ từ các
phòng thí nghiệm khác nhau và chỉ tìm thấy một thanh không bị nhiễm bẩn. Các chất
gây nhiễm thường gặp là palladi, bạch kim và vàng, tất cả đều có thể đóng vai
trò là chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng hóa học.
Trong các thử nghiệm, các thanh cá từ hoàn toàn mới
không ảnh hưởng đến các phản ứng, nhưng các thanh cá từ đã được sử dụng có tác
dụng không thể đoán trước có thể phụ thuộc vào bản chất và lượng ô nhiễm. Các
tác giả khuyên nên sử dụng các thanh cá từ còn mới nguyên để có kết quả thí
nghiệm tốt nhất, đặc biệt đối với các thí nghiệm quan trọng.
Nguồn
bài báo:
https://pubs.acs.org/doi/pdf/10.1021/acscatal.9b00294
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét